(Cinet)- Suốt cuộc đời làm việc và lao động nghiêm túc, PGS.TS Phạm Tú Châu bằng những tâm huyết và nỗ lực đã trở thành đại diện tiêu biểu của những người làm học thuật, một “sứ giả” trong việc kết nối bạn đọc Việt Nam với nền văn học thế giới.
TRẦN MỸ GIỐNG        

     Làng Trà Lũ (huyện Giao Thuỷ, trấn Sơn Nam) là một làng nổi tiếng về đấu vật. Nơi đây cũng là căn cứ địa chủ yếu của nghĩa quân Phan Bá Vành hồi đầu thế kỷ 19. Địa danh Trà Lũ có tên trong sách sử vào năm 1533. Đến năm 1916 Trà Lũ chia thành 4 xã là Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương, Nam Điền đều thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Những họ đầu tiên đến khai phá thành lập làng là họ Trần, họ Bùi, họ Phan từ làng Phượng Lũ (có thuyết nói thuộc Thanh Trì, Hà Nội; Thuyết khác nói thuộc Hưng Yên).
     Khi xưa Trà Lũ là vùng đất ven sông biển, sình lầy, lau sậy um tùm, dân đi lại chủ yếu bằng đường sông nước. Người dân Trà Lũ phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và thường xuyên phải chiến đấu chống giặc phỉ, bảo vệ làng. Hoàn cảnh sống đòi hỏi họ phải có sức khoẻ, tinh thông võ nghệ để tồn tại. Nhiều người dân Trà Lũ đã thi đỗ Cử nhân, Phó bảng võ và làm quan. Đặc biệt làng có nhiều đô vật nổi tiếng trong lịch sử.
     Truyền thống vật võ Trà Lũ nổi tiếng nhất vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, gắn liền với khởi nghĩa Phan Bá Vành, được nhiều sách tỉnh chí, huyện chí, xã chí, văn bia, gia phả... nói đến.
      Đô chỉ huy sứ Trần Bá Khoản (đầu thế kỷ 18) người thôn Trung, tinh thông võ nghệ, sức khoẻ phi thường. Vũ khí ...

Vào thế kỷ XIII, trong 30 năm (1258 – 1288) quân dân nhà Trần đã ba lần đại thắng Nguyên Mông, viết lên trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Vì sao và bằng cách nào mà nước Đại Việt nhỏ bé, quân ít, dân không đông, tiềm lực có hạn lại đánh thắng một đội quân xâm lược khổng lồ, hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử, có trang bị mạnh, từng chinh phục đại bộ phận lục địa từ Á sang Âu? Để lý giải triệt để điều này, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn tiếp tục phân tích ngày càng rõ ràng hơn. Một trong những lý giải cho điều đó là Đại Việt đã vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự “Dĩ đoản (binh), chế trường (trận)” mà Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã tổng kết....
Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) diễn ra có quy mô tổ chức từ vài chục năm gần đây vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm đã thu hút hàng vạn người về dự. Những người về dự lễ khai ấn không chỉ là dân thường mà còn có rất đông quan chức các ngành các cấp từ trung ương xuống địa phương. Ảnh hưởng của khai ấn đền Trần Nam Định như một phản xạ dây truyền kéo theo nhiều nơi khác cũng tiến hành khai ấn và bán ấn như đền Trần ở Hưng Hà (Thái Bình), đền Trần Thương (Hà Nam)... Khai ấn đền Trần là một sinh hoạt tâm linh có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và Nam Định nói riêng. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.
Nhạc sĩ Văn Cao hăng say hoạt động cho cách mạng từ trước mùa thu 1945. Ông sáng tác bài "Tiến quân ca" cho Trường Quân chính kháng Nhật, theo yêu cầu của tổ chức. Tự tay ông viết bài ca này lên đá in ở trang văn nghệ của tờ Độc lập. Ông kể : - " Một tháng sau khi báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn loát về Hà Nội. Qua một đường phố nhỏ (Bây giờ là đường Mai Hắc Đế ) tôi chợt nghe tiếng đàn măng - đô - lin từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập Tiến quân ca. Tôi đứng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn cả những tác phẩm, tôi đã ra mắt ở các rạp hát trước đây... Có thể những người cùng khổ, mà tôi đã gặp trên bước đường cùng khổ của tôi, lúc này đang cầm súng và đang hát ". (1)
Nhà nghiên cứu Hán Nôm: DƯƠNG VĂN VƯỢNG
Cử nhân: TRẦN MỸ GIỐNG (Bộ môn NCPB Hội VHNT Nam Định)

Từ mấy chục năm nay, theo ngành bảo tàng di tích Nam Định thì khu chùa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ là bốn cung của nhà Trần nằm trong quần thể hành cung Tức Mạc thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, được xây dựng vào giữa thế kỷ 13.
Trong “Lý lịch di tích lịch sử – khảo cổ học chùa Đệ Tứ xã Lộc Hạ ngoại thành Nam Định” của Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nam Ninh năm 1989 có viết: “Sách Đại Nam nhất thống chí, phần nói về tỉnh Nam Định có ghi: “... Chùa quán Đại thánh ở xã Đệ Tứ, huyện Mỹ Lộc, là hành cung thứ tư (Đệ tứ hành cung) do nhà Trần xây dựng. Sau dân sở tại dùng chữ Đệ Tứ làm tên xã, lại dựng chùa ở đây”.
Lâu nay chúng tôi cứ băn khoăn rằng đã là hành cung thì phải còn phế tích. Vậy tại sao hành cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam lại không tìm thấy phế tích. Riêng có Đệ Tứ thì còn phế tích, nhưng liệu phế tích đó có thực là hành cung hay chỉ là nới ở của một vị quan nào đó thời Trần?
Vừa qua, nhân tìm thấy và dịch một số di cảo thơ của người xưa để tuyển vào cuốn “100 năm Thăng Long – Hà Nội, Thiên Trường - Nam Định” (Hội Nhà văn xuất bản năm 2010) của Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định, ...

Trong 175 năm tồn tại (1225 - 1400), nhà Trần đã để lại một di sản to lớn, độc đáo trên các mặt quân sự, kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá giáo dục... đưa nước Đại Việt lên một tầm cao mới. Gần 7 thế kỷ đã trôi qua, hào quang của vương triều Trần vẫn toả sáng lịch sử Việt Nam. Trong việc đưa đất nước đến thịnh trị, các vua Trần có vai trò đặc biệt quan trọng. Trần Dụ Tông là một trong số 14 vị hoàng đế nhà Trần đã có công đóng góp đáng kể vào văn hóa Trần.
Sông Vị ở đây là sông Vị Hoàng của Nam Định. Nói tới Nam Định là người ta thường nhắc tới “non Côi - sông Vị” cũng như “núi Thuý - sông Vân” của Ninh Bình, “núi Đọi - sông Châu” của Hà Nam, “núi Nùng - sông Nhị” của Hà Nội...

Núi, sông là biểu tượng âm dương, là cội nguồn của sự biến hoá. Vì thế người đời cho rằng: núi - sông là biểu hiện sự trường tồn của một vùng lãnh thổ hay là vùng đất địa linh nhân kiệt. Trong thành ngữ “non Côi - sông Vị” ai cũng hiểu non Côi là núi Gôi (ở huyện Vụ Bản - xưa là Thiên Bản). Còn sông Vị là con sông chảy qua làng Vị Hoàng nên có tên là sông Vị, nhưng nay sông Vị ra sao ít người biết đến.

Dòng Vị Hoàng chảy bên phía đông thành Nam (thời Lê gọi là Quân doanh Vị Hoàng). Thời Nguyễn, làng Vị Hoàng thuộc tổng Đông Triền, sau đổi thành tổng Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, trấn Sơn Nam Hạ. Sông Vị là một nhánh của sông Vĩnh Giang bắt nguồn từ sông Châu Giang thông ra sông Hồng, thời xa xưa dòng sông chảy qua một vùng gọi là Dương Xá. Từ đất Dương Xá (Tư Nông châu) đã hình thành nhiều làng.

Một con ngòi chảy từ Chùa Cuối (phía nam sân vân động Thiên Trường hiện nay) đổ vào sông Vị làm ranh giới giữa làng Đông Mặc với làng Vị Hoàng. Phía đông bắc từ nhà thờ Thiên chúa Phụ Long theo đường Đồng Tháp ...

            

Nói về phố cổ, cần thống nhất thế nào là phố cổ? Có người cho rằng vật thể do con người sinh ra trải qua 100 năm thì được gọi là cổ. Nhưng với địa danh là các phố của thành Nam, thì việc định mốc thời gian theo lịch sử để xác định phố cổ là rất cần thiết; Từ đó mà xác định tên và vị trí của từng phố cổ.   

Kỷ niệm bẩy trăm năm Thiên Trường Nam Định nghĩa là thành phố Nam Định có nguồn gốc từ 750 năm trước, với sự kiện vào năm Thiên Long thứ 5(1262) Nhâm Tuất, tháng hai vua Trần Thánh Tông đã đổi hương Tức Mặc (quê hương của nhà Trần) làm phủ Thiên Trường, đặt quan đứng đầu phủ (An phủ sứ) Trần Thì Kiến, lập Hành đô Thiên Trường, xây các cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Nay đất Hành đô Tức Mặc xưa thuộc phường Lộc Vượng, một trong 20 phường của thành phố là điều không cần phải bàn nhiều về nguồn gốc thành phố. Vậy là đi đến thống nhất: các phố có trước ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lập thành phố (17/10/1921) đều là phố cổ.

Nhà Trần suy vong, tại phủ Thiên Trường nhiều người thuộc dòng họ Trần phải thay tên, đổi họ, phiêu tán đi khắp nơi, sở lỵ hành chính của Hành đô Thiên Trường cũng chẳng còn, cung điện đền đài thành hoang phế. Nhưng dân chúng ở quanh khu vực này vẫn có cuộc sống khá sôi động. Đến nhà Lê trị vì, thì kho lương bên dòng ...

Nam Trực là vùng đất có nhiều người đỗ và đỗ cao. Nam Trực là quê hương của 3 vị Trạng nguyên, 1 Hoàng giáp, 15 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 1 Phó bảng và 86 Cử nhân và Tú tài. Nói tới các làng khoa làng bảng ở huyện Nam Trực có thể kể đến: làng Cổ Chử với cha con Trần Văn Bảo và Trần Đình Huyên cùng đỗ đại khoa; làng Bái Dương với dòng họ Ngô
Hỗ trợ
Liên kết web :
Đang online : 44
Hôm nay : 7489
Tháng hiện tại : 129825
Tổng lượt truy cập : 1699420
http://huyenbi.net/Xem-ngay-tot-xau.html