TRẦN MỸ GIỐNG        

     Làng Trà Lũ (huyện Giao Thuỷ, trấn Sơn Nam) là một làng nổi tiếng về đấu vật. Nơi đây cũng là căn cứ địa chủ yếu của nghĩa quân Phan Bá Vành hồi đầu thế kỷ 19. Địa danh Trà Lũ có tên trong sách sử vào năm 1533. Đến năm 1916 Trà Lũ chia thành 4 xã là Xuân Bắc, Xuân Trung, Xuân Phương, Nam Điền đều thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Những họ đầu tiên đến khai phá thành lập làng là họ Trần, họ Bùi, họ Phan từ làng Phượng Lũ (có thuyết nói thuộc Thanh Trì, Hà Nội; Thuyết khác nói thuộc Hưng Yên).
     Khi xưa Trà Lũ là vùng đất ven sông biển, sình lầy, lau sậy um tùm, dân đi lại chủ yếu bằng đường sông nước. Người dân Trà Lũ phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và thường xuyên phải chiến đấu chống giặc phỉ, bảo vệ làng. Hoàn cảnh sống đòi hỏi họ phải có sức khoẻ, tinh thông võ nghệ để tồn tại. Nhiều người dân Trà Lũ đã thi đỗ Cử nhân, Phó bảng võ và làm quan. Đặc biệt làng có nhiều đô vật nổi tiếng trong lịch sử.
     Truyền thống vật võ Trà Lũ nổi tiếng nhất vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, gắn liền với khởi nghĩa Phan Bá Vành, được nhiều sách tỉnh chí, huyện chí, xã chí, văn bia, gia phả... nói đến.
      Đô chỉ huy sứ Trần Bá Khoản (đầu thế kỷ 18) người thôn Trung, tinh thông võ nghệ, sức khoẻ phi thường. Vũ khí ...

Lễ khai ấn đền Trần (Nam Định) diễn ra có quy mô tổ chức từ vài chục năm gần đây vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm đã thu hút hàng vạn người về dự. Những người về dự lễ khai ấn không chỉ là dân thường mà còn có rất đông quan chức các ngành các cấp từ trung ương xuống địa phương. Ảnh hưởng của khai ấn đền Trần Nam Định như một phản xạ dây truyền kéo theo nhiều nơi khác cũng tiến hành khai ấn và bán ấn như đền Trần ở Hưng Hà (Thái Bình), đền Trần Thương (Hà Nam)... Khai ấn đền Trần là một sinh hoạt tâm linh có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân cả nước nói chung và Nam Định nói riêng. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.
Hỗ trợ
Liên kết web :
Đang online : 39
Hôm nay : 5050
Tháng hiện tại : 127386
Tổng lượt truy cập : 1696981
http://huyenbi.net/Xem-ngay-tot-xau.html