Thư viện tỉnh Nam Định được thành lập vào năm 1956, là một trong những thư viện ra đời sớm nhất (ngay sau khi hòa bình lập lại). Từ một tủ sách nhỏ của Phòng Văn nghệ - Ty Văn hóa Thành phố Nam Định, tới nay, thư viện đã xây dựng được nguồn lực thông tin với gần 150.000 bản sách thuộc thuộc đa dạng các môn ngành tri thức, 120 loại báo - tạp chí, 300 đĩa CD-ROM, tài liệu chuyển dạng phục vụ người khiếm thị (sách chữ braille, sách nói kỹ thuật số…); cùng CSDL sách với trên 100.000 biểu ghi, CSDL bài trích báo - tạp chí với 28.000 biểu ghi phục vụ nhu cầu tra cứu trực tuyến... được bổ sung, cập nhật thường xuyên; đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thông tin và hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân; phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
“Đại sứ Văn hóa đọc” là cuộc thi khuyến đọc được khởi xướng bởi Trung tâm Hợp tác Trí tuệ Việt Nam (VICC), có tiến trình thực hiện song song cùng Quyết định 329/QĐ-Ttg ngày 15/3/2017 về việc Phê duyệt Đề án Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ đầu năm 2020 tới nay, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài đã khiến các hoạt động văn hóa công cộng trong đó thư viện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước bối cảnh đó, Thư viện tỉnh Nam Định đã không ngừng nỗ lực, khắc phục khó khăn, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương, linh hoạt trong phương thức triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để thích ứng với tình hình mới.
Sách từ lâu đã là phương tiện đặc biệt quan trọng, tác động tích cực tới sự hình thành, phát triển nhân cách trẻ em. Chính bởi vậy, việc gây dựng, nuôi dưỡng, định hình thói quen đọc sách ngay từ thuở ấu thơ là mối quan tâm, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Đã gần 20 năm trôi qua, kể từ triển lãm báo xuân đầu tiên được tổ chức, không khí triển lãm báo xuân vẫn không hề “nhạt” đi. Không chỉ bởi số lượng báo chí vẫn ngày một tăng lên, đa dạng, phong phú thêm; cùng với việc công nghệ in phát triển đã cho ra đời những ấn phẩm tinh tế, hấp dẫn hơn. Việc luôn luôn đổi mới trong cách thức tổ chức, gắn chặt với các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương đã khiến triển lãm báo xuân trở nên gắn bó, dần trở thành nét văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân Nam Định.
Thời gian gần đây, hoạt động của hệ thống thư viện huyện gặp rất nhiều khó khăn. Do kinh phí hạn hẹp lại không thường xuyên, một số thư viện huyện phải hoạt động chừng; có thư viện không được bố trí ngân sách bổ sung tài liệu, phải trông chờ vào nguồn sách báo từ chương trình mục tiêu quốc gia và kho sách luân chuyển của thư viện tỉnh. Cán bộ thư viện vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và hầu hết đều phải kiêm nhiệm thêm việc khác, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công tác chuyên môn. Trụ sở, trang thiết bị cho thư viện còn nghèo nàn, thiếu thốn hoặc cũ hỏng, xuống cấp... Trong khi các loại hình văn hoá khác phát triển từng ngày thì hệ thống thư viện cấp huyện không hề có sự thay đổi đáng kể nào, vẫn như cách đây hàng chục năm trước. Hình thức hoạt động phần nhiều vẫn đơn điệu, kém hiệu quả, không đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Bên cạnh đó, sự phát triển của văn hóa nghe nhìn đã làm mai một và mất dần văn hóa đọc của một bộ phận người dân... đẩy nhiều thư viện vào tình trạng "đìu hiu", "èo uột".

Nam Định từng là tỉnh có hoạt động thư viện huyện mạnh nhưng hiện nay hệ thống thư viện cơ sở của Nam Định cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Chỉ một số ít thư viện huyện có trụ sở riêng (Hải Hậu, Ý Yên,...) còn lại nằm chung trong trụ sở của Phòng/ Trung tâm văn hóa; ...

Nằm trong hệ thống thư viện công cộng, Thư viện tỉnh Nam Định là một trung tâm văn hóa giáo dục và thông tin khoa học của tỉnh. Gần 55 năm qua, đội ngũ cán bộ Thư viện tỉnh Nam Định luôn lấy việc phục vụ sách báo cho đông đảo nhân dân vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu phấn đấu của mình...
1. Khởi đầu sự nghiệp

Năm 1956 thư viện Nam Định thành lập từ Phòng đọc sách của Ty Tuyên truyền Thành phố Nam Định hợp nhất với tủ sách của cơ quan căn cứ tỉnh từ Xuân Trường chuyển về. Trụ sở đặt tại số nhà 13 (nay là 100) phố Lê Hồng Phong  Thành phố Nam Định.

Khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa, giặc Mỹ đã leo thang chiến tranh bắn phá miền Bắc. Lúc đó Nam Định hợp nhất với Hà Nam (1965) thành tỉnh Nam Hà. Thư viện Nam Hà phải sơ tán về nông thôn. Địa điểm phục vụ không có phải nhờ vào dân, mượn mái đình, mái chùa làm trụ sở. Cán bộ thư viện đã vượt qua mọi khó khăn để xây dựng phong trào đọc sách: "Người tốt việc tốt". Tuyên truyền vận động  bà con đọc sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp thường thức. Năm 1972 thư viện trở về thành phố khi giặc Mỹ buộc phải ngừng ném bom. Cả miền Bắc dồn sức người sức của cho cách mạng giải phóng miền Nam. Thư viện cũng như các cơ quan khác chưa được xây cất, sửa sang. Năm 1975 đất nước thống nhất, nhưng chúng ta lại phải đối phó với chiến tranh ở Biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc (1979). Trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn, thư viện vẫn luôn duy trì mọi hoạt động. Phục vụ đọc sách báo là nhằm trang bị thêm kiến thức cho mọi tầng lớp cư dân. Một việc làm không thể ...

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương, đòi hỏi mỗi cán bộ địa phương cũng như người sản xuất, phải có hiểu hiết sâu sắc về đặc điểm địa phương một cách toàn diện : đất đai, cây trồng, vật nuôi, lực lượng sản xuất, phương tiện kỹ thuật, xã hội chính trị, văn hoá, giáo dục...
Công tác tuyên truyền giới thiệu sách (TTGTS) là một hoạt động nghiệp vụ giúp cho thư viện thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt việc đọc ; Là công tác chính trị nhằm phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, góp phần xây dựng con người mới, nền văn hoá mới, xã hội mới ; Là cầu nối thư viện với bạn đọc...
Hỗ trợ
Liên kết web :
Đang online : 8
Hôm nay : 318
Tháng hiện tại : 28017
Tổng lượt truy cập : 1375559
http://huyenbi.net/Xem-ngay-tot-xau.html